100% SV ngành Công nghệ ô tô của Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn đều có việc làm

Ngành học “khát” nhân lực

Công nghiệp ô tô được Chính phủ nước ta xác định là ngành tạo động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 do Thủ tướng Chính phủ ban hành đặt mục tiêu xây dựng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trở thành ngành công nghiệp quan trọng,... nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới.

Theo Bộ Công Thương nhận định, giai đoạn 2020-2025 là thời kỳ ô tô hóa (motorization) tại Việt Nam - trung bình có trên 50 ô tô/1.000 dân, nghĩa là cứ khoảng 5 hộ gia đình sẽ có một hộ sở hữu ô tô du lịch dưới 9 chỗ ngồi. Trước thực tế nhu cầu sở hữu ô tô của người dân ngày càng tăng, dự báo tiềm năng thị trường ô tô đến năm 2025 sẽ đạt mức khoảng 800-900 ngàn xe/năm. 

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp ô tô là nhân tố tác động tích cực thúc đẩy các ngành có liên quan phát triển, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ, bởi ô tô là sản phẩm được cấu thành từ hơn 3.000 phụ tùng, linh kiện khác nhau. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, các ngành học liên quan đến ô tô nhận được rất nhiều sự quan tâm của các thí sinh.

Thầy Dương Công Hiếu – Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Dương Công Hiếu – Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn cho hay, so với các nước trong khu vực, ngành công nghiệp ô tô của nước ta phát triển muộn hơn khoảng 30 năm. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế-xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu thụ ô tô ở nước ta chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây.

“Vẫn còn rất nhiều ngành nghề phụ trợ cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô. Cùng với sự phát triển đó, nhu cầu về nguồn nhân lực sẽ ngày càng tăng, đặc biệt đội ngũ nhân lực có trình độ, tay nghề cao”, thầy Hiếu khẳng định.

Được biết, tại Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn đang đào tạo ngành Công nghệ ô tô, trình độ cao đẳng với thời gian 2,5 năm. Công nghệ ô tô là ngành học tích hợp nhiều kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau như cơ khí, tự động hóa, điện - điện tử và công nghệ chế tạo máy, chuyên về khai thác, sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô như điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng.

Sinh viên ngành Công nghệ ô tô, Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn đang thực hành

Theo thầy Hiếu, khi theo học ngành Công nghệ ô tô tại Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn, ngoài các kiến thức về công nghệ kỹ thuật cơ khí ô tô, trang bị điện và hệ thống điện tử trên ô tô, sinh viên còn được trang bị các kiến thức về kỹ thuật điều khiển tự động, máy điện trên ô tô… Qua đó giúp sinh viên sau khi ra trường tiếp cận dễ dàng các công việc bảo trì, bảo dưỡng ô tô đời mới như hiện nay.

Chương trình đào tạo được thiết kế theo định hướng ứng dụng, với 30% kiến thức lý thuyết và 70% thực hành, giúp sinh viên có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao, từ đó nâng cao tay nghề, giúp tiết kiệm thời gian đào tạo lại của doanh nghiệp.

“Đặc biệt, nhằm nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức lý thuyết và ứng dụng thành thạo các kỹ năng vào quá trình thực hành, sinh viên ngành Công nghệ ô tô của Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn được đầu tư xưởng thực hành với đầy đủ các thiết bị đào tạo và máy móc liên quan đến ô tô như động cơ ô tô, khung gầm ô tô, các máy chẩn đoán lỗi trên ô tô,... và cả ô tô đang còn đăng kiểm để sinh viên thực hành trên các xe thực tế”, thầy Hiếu nhấn mạnh.

Không chỉ được tạo điều kiện thực hành nâng cao tay nghề ngay tại trường, sinh viên còn được tham gia thực tập tại các xưởng lắp ráp ô tô, xưởng sản xuất phụ tùng, trung tâm bảo dưỡng, showroom, garage ô tô,... ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận.

Nhiều sinh viên ngành Công nghệ ô tô tự khởi nghiệp

Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn cho hay, sinh viên ngành Công nghệ ô tô sau khi tốt nghiệp có thể hoàn toàn tự khởi nghiệp bằng việc mở tiệm sửa chữa, bảo hành ô tô, hoặc đảm nhận các vị trí như kỹ thuật viên bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa ô tô tại các trung tâm dịch vụ ô tô, các phân xưởng hoặc phòng kỹ thuật trong các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng ô tô; nhân viên tư vấn dịch vụ tại các đại lý bán hàng và các trung tâm dịch vụ sau bán hàng của các hãng ô tô; Công nhân các nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp ô tô; Hay trở thành các giáo viên giảng dạy thực hành trong các cơ sở đào tạo nghề.

“Sinh viên ngành Công nghệ ô tô sau khi tốt nghiệp đều có việc làm 100%, trong đó nhiều em đã lựa chọn về quê để tự khởi nghiệp, hoặc trở thành các chuyên viên kỹ thuật tại các công ty vận tải, thợ bảo dưỡng, sửa chữa ô tô,... Theo khảo sát của nhà trường, sinh viên được thực hành thực tập chuyên đề tại doanh nghiệp từ năm 2 và được doanh nghiệp trả lương và mức lương của sinh viên mới ra trường có thể dao động từ 7-15 triệu đồng/tháng, tùy vào vị trí công việc và năng lực đáp ứng của ứng viên”, thầy Hiếu khẳng định.

Sinh viên ngành Công nghệ ô tô sau khi tốt nghiệp có mức lương dao động từ 7-15 triệu đồng.

Công nghệ ô tô hiện đang là một ngành hot, vì vậy hiện đang có rất nhiều cơ sở đào tạo tham gia đào tạo nhân lực ngành này. Do đó, có không ít lo ngại về việc ngành Công nghệ ô tô sẽ sớm bão hòa nguồn nhân lực, tuy nhiên, thầy Hiếu khẳng định “ trình độ của sinh viên sẽ thật sự khó theo kịp sự phát triển công nghệ nếu các trường đào tạo dừng việc đổi mới chương trình và công nghệ mới trong giảng dạy. Nếu chương trình đào tạo của các trường luôn được cập nhật, thay đổi cách tiếp cận trong đào tạo,... chắc chắn sẽ không thể bão hòa. Chưa kể, thực tế ngành Công nghệ ô tô ở nước ta vẫn còn khá mới, rất khát nguồn nhân lực trình độ cao. Vì vậy vẫn còn nhiều khoảng trống để phát triển, điều quan trọng là sinh viên phải không ngừng học hỏi và nâng cao trình độ”.

Lưu ý tới các bạn muốn theo học ngành này, thầy Hiếu đặc biệt nhấn mạnh tới yếu tố sức khỏe. Bởi mặc dù máy móc đã được áp dụng ngày càng nhiều trong chế tạo, sửa chữa và bảo dưỡng ô tô, song đây vẫn là một công việc khá vất vả bởi các kỹ sư ô tô phải làm nhiều việc như vận hành, sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô – máy động lực tại các nhà máy sản xuất, các cơ sở sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng ôtô…

Do đó, đa số tại các trường, theo học ngành này chủ yếu là nam giới. Dù vậy, theo thầy Hiếu, nữ sinh nếu có đam mê cũng có thể theo đuổi ngành này, với nhiều vị trí công việc phù hợp như tư vấn, bán hàng, quản lý dịch vụ ô tô, hay giáo viên tại các trường nghề,...

“Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và nhu cầu xã hội, theo đó ngành công nghiệp ô tô cũng phát triển rất nhanh chóng, bởi vậy muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này, sinh viên phải luôn giữ vững tinh thần tự học, luôn cập nhật kiến thức mới để bắt kịp các công nghệ mới đang thay đổi từng ngày”, thầy Hiếu bày tỏ.


Năm 2024, Trường Cao Đẳng Đại Việt Sài Gòn xét tuyển học bạ theo 2 phương thức: Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 03 môn năm lớp 12; Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 03 học kỳ

Năm 2024, Trường Cao Đẳng Đại Việt Sài Gòn tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển học bạ, với 2 phương thức:

Thứ nhất, xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 03 môn năm lớp 12. Ngưỡng quy định yêu cầu thí sinh cần có tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp dùng để xét tuyển đạt từ 15,5 điểm trở lên.

Thứ hai, xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 03 học kỳ. Nhà trường quy định thí sinh đạt 1 học kỳ bất kỳ của lớp 10, 11, 12 đạt từ 6.0 trở lên sẽ có cơ hội học tập tại trường. Lưu ý, với khối ngành sức khỏe thí sinh cần có học lực khá trở lên.



Đăng

xét
tuyển
online